• Sản phẩm bán lẻ

Triển lãm 12 chiếc giày gốm Bát Tràng

Triển lãm 12 chiếc giày gốm Bát Tràng

Triển lãm 12 chiếc giày gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng 12 chiếc giày gốm Bát Tràng của nghệ nhân Vũ Đức Thắng được trưng bày trong không gian lấy ý tưởng từ tháp nghiêng Pisa, Italy.

Triển lãm 12 chiếc giày gốm Bát Tràng, Ấm chén Bát Tràng Tô Thanh Sơn

Triển lãm 12 chiếc giày gốm Bát Tràng

Triển lãm “Chiếc giày gốm Bát Tràng và cuộc dạo chơi cùng văn hóa Italy” của họa sĩ, Nghệ nhân Nhân dân Vũ Đức Thắng kéo dài từ ngày 10/4 đến 3/5 tại Trung tâm văn hóa Italy. Sự kiện trưng bày 12 chiếc giày gốm được khắc, vẽ, chồng màu men và kết hợp nhiều màu sắc, chất liệu…

Không gian triển lãm mô phỏng hình ảnh lò gốm Bát Tràng và tháp nghiêng Pisa. Các tác phẩm được đặt trong cột tròn dài mô phỏng bao nung trong lò gốm, được đặt nghiêng và xếp thành vòng tròn.

Họa sĩ, Nghệ nhân Nhân dân Vũ Đức Thắng (1954-2016), tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 1980. Ông có gần 50 năm gắn bó với nghề gốm, được mệnh danh bậc thầy trong việc sử dụng kỹ thuật khắc chìm, đắp nổi trên gốm, phủ men. Tác phẩm của ông đa phần độc bản, kết hợp truyền thống và hiện đại. Ông được phong tặng Nghệ nhân cấp quốc gia, Nghệ nhân Ưu tú năm 2010, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân năm 2020 .

Sản phẩm giày Gốm Bát Tràng Tô Thanh Sơn

Đôi giày cao 47,5 cm, rộng 17 cm, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là “Đôi giày gốm lớn nhất nước” năm 2013. Giày được tráng men lam, khắc họa tiết và thêm một lớp men khác để tạo độ đậm nhạt. Phần thân trang trí hình hoa đào, ống giày bọc đồng, đế giày họa tiết hình lá. Họa sĩ sử dụng nhiều kỹ thuật như tạo hình, khắc chìm, vẽ tay và mất sáu tháng để hoàn thành. gốm bát tràng
Giày gốm Bát Tràng

 

Vũ Khánh Tùng – con trai nghệ nhân Vũ Đức Thắng – cho biết triển lãm là sự kiện đầu tiên của Bảo tàng Nghệ thuật Hồn đất Việt Bát Tràng, nhằm giới thiệu các tác phẩm có tính đương đại, hình thể khác lạ. “Ngoài 12 chiếc giày gốm, bố tôi còn để lại hàng nghìn sản phẩm khác trong suốt 50 năm làm nghề. Có những sản phẩm ông giữ tới hàng chục năm, ai hỏi ông cũng không bán mà để gìn giữ cho bảo tàng. Vì vậy, gia đình muốn công chúng có cơ hội thưởng thức”, con trai nghệ nhân nói.
Bảo tàng Nghệ thuật Hồn đất Việt Bát Tràng (Bát Tràng Museum) là bảo tàng tư nhân đầu tiên của Bát Tràng được cấp phép và đang tiếp tục xây dựng. gốm sứ bát tràng

Giày gốm Bát Tràng chính hãng

Thân giày khắc chìm họa tiết long hí thủy (rồng nghịch nước), ngụ ý hướng về nguồn cội. Họa sĩ lấy cảm hứng từ họa tiết rồng thời Nguyễn, sử dụng gốm men lam và kỹ thuật chồng màu, tạo hình ảnh rồng cuộn uyển chuyển, sống động. ấm chén bát tràng

Giày gốm bát Tràng xanh ngọc bích

Giày gốm men xanh ngọc với họa tiết hoa sen, dây leo lấy cảm hứng từ gốm hoa nâu thời Lý – Trần thế kỷ 11-14. Giày được tráng men, khắc họa tiết chìm và chồng thêm nhiều lớp men đến khi đạt được độ sâu theo đúng ý họa sĩ. Điểm nhấn là phần mũi giày đính kết cầu kỳ với nhiều chất liệu: đài sen khô, hạt gỗ và kén tằm phủ sơn mài.

Giày gốm bát tràng xanh ngọc triển lãm

Nghệ nhân Vũ Đức Thắng tiếp tục cuộc chơi với gốm men xanh ngọc và kỹ thuật chồng màu. Các lớp men chồng lên nhau, dưới tác động của nhiệt tạo màu sắc độc đáo. Điểm nhấn của giày là chi tiết nạm bạc họa tiết hoa lá.

Giày gốm bát tràng xanh đậm

Các sản phẩm của nghệ nhân luôn là độc bản bởi sự kết hợp giữa các màu men khi áp dụng kỹ thuật chồng màu.

giày gốm bát tràng tô thanh sơn

Giày gốm men nâu, tạo hiệu ứng bề mặt giả đồng. Họa sĩ sử dụng kén tằm màu trắng, chuỗi hạt gỗ đính bên hông và phần mũi giày tạo điểm nhấn. Phần ghi chú tác phẩm tại triển lãm viết: “Sự kết hợp những dây leo mềm mại, uốn lượn trên nền nâu đơn sắc với điểm nhấn hoa sen bung cánh tạo vẻ đẹp thanh nhã cho tp”.

giày gốm Bát Tràng

Gốm men nâu với họa tiết hoa lan khắc chìm tạo nét phóng khoáng, hiện đại.

Giày gốm
Giày gốm men ngà – một trong những màu men truyền thống của Bát Tràng. Họa sĩ vẽ họa tiết đầu cá chép ở phần mũi và vảy, xương cá dọc thân giày, lấy cảm hứng từ tích cổ “Lý ngư vượt long môn”. Đại diện ban tổ chức cho biết họa tiết cổ truyền kết hợp trên tác phẩm hiện đại tạo cảm xúc mới mẻ.

Giày gốm bát tràng trắng xanh
Giày họa tiết bách hoa, lấy ý từ câu “nhân sinh bách nghệ” – biểu tượng cho các ngành nghề truyền thống của Việt Nam. Họa sĩ vẽ tay họa tiết trên xương gốm, sau đó phủ lớp men trắng ngà.

Tác phẩm giày gốm bát tràng sóng biển
Tác phẩm với họa tiết sóng thủy tam – biểu tượng nối tiếp nhau của các thế hệ. Nghệ nhân kết hợp tương phản giữa màu chàm của sóng nước và màu ngà của nền.

tác phẩm giày gốm bát tràng rồng quận mây
Giày họa tiết long cuốn thuỷ (rồng hút nước), lấy cảm hứng hình ảnh rồng thời Trần thế kỷ 14. Tác phẩm được coi là sự tiếp nối của chiếc mang họa tiết “lý ngư vượt long môn”, thể hiện khoảnh khắc cá chép đã vượt vũ môn hóa rồng.

Tham khảo thêm sản phẩm gốm Bát Tràng:

FanPage: Facebook

Sản phẩm gốm Bát Tràng Tô Thanh Sơn: Sản phẩm

Bình luận

bình luận