Giới thiệu

Giới thiệu

26/06/2021 | 0

GỐM SỨ BÁT TRÀNG TÔ THANH SƠN

Giới thiệu về làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Xã có hai thôn là thôn Bát Tràng và Thôn Giáng Cao. Toàn xã chỉ có 164,3ha đất, trong đó 43ha đất thổ cư. 753 hộ gia đình làng Bát Tràng cư trú trên diện tích hẹp 18ha. Có 5,3 ha đất thổ cư thuộc diện làng cổ Bát Tràng.

Làng Bát Tràng là một làng nghề thủ công với công: Gốm Bát Tràng. Làng gốm Bát Tràng đã hình thành, tồn tại, phát triển đến nay đã nhiều trăm lịch sử. Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu thật khoa học và đầy đủ nào về làng và nghề gốm. Một điều chắc chắn là nghề gốm có trước làng Bát Tràng. Nghề gốm được tiền nhân người Bát Tràng xưa đưa đến nơi có 72 gò đất trắng -Bạch Thổ Phường, mở lò, lập làng. Tại quê mới, nghề và làng mới gắn với nhau rồi trở thành nổi tiếng: Gốm Bát Tràng.

Theo truyền khẩu từ nhiều thế hệ trước, sau khi nhà Lý thiên đô từ Hoa Lư đến Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Được phép vua, thợ thủ công nghề gốm của các làng Vĩnh Ninh Tràng, Bồ Xuyên, Bạch Bát (Thanh Hóa-Ninh Bình) đến Bạch Thổ Phường mở lò, lập làng, sản xuất gốm, gạch cho nhà nước phong kiến. Trải nhiều thế hệ tên Bạch Thổ Phường thành Bát Tràng.
Gia phả nhiều dòng họ ở Bát Tràng còn ghi rõ việc đưa nghề gốm thủ công đến Bạch Thổ Phường. Quá trình chuyển cư từ quê cũ đến quê mới diễn ra trong nhiều thế kỷ, nhiều nhất là vào đời nhà Trần cuối thế kỷ XIV, Lê Sơ và Lê Trung Hưng. Đến lúc này, ở Bát Tràng đã có 20 dòng họ cùng quê cũ, cùng nghề, định cư trên quê mới.
Các công trình kiến trúc của làng như Đình, Đền, Chùa, Văn Chỉ, phản ánh lịch sử làng và lịch sử nghề cùng cuộc chuyển cư từ quê cũ đến Bát Tràng rất rõ: tại Đình làng Bát Tràng nơi còn lưu giữ 44 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam, phong thần cho thành hoàng làng và nhiều câu đối phản ánh cho việc chuyển nghề như:

“Bồ di thủ nghệ khai đình vũ
Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần”.

Nghĩa là đưa nghề từ làng Bồ ra, xây dựng đình, miếu. Lòng dân thành kính tựa hương lan dâng lên cúng tạ thánh thần.
Hay: “Bạch Bát chân truyền nê tác bảo
Hồng lô đào chú thổ thành kim”

Nghĩa là: nghề gốm được truyền từ Bạch Bát đến, được hun đúc trong lò lửa, đất hóa nên vững.
Một điều đặc biệt là, trong lục vụ thành hoàng được thờ tại đình Bát Tràng có Thượng đẳng thần – Bạch Mã Đại vương – thành hoàng của kinh thành Thăng Long được thờ tại Đền Bạch Mã (Hàng Buồm) là một trong tứ trấn của Thăng Long – Hà Nội.
Theo chính sử tên Bát Tràng xuất hiện đầu tiên trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” – thời kỳ nhà Trần trị vì quốc gia phong kiến Đại Việt. Như vậy, đến thế kỷ XIV tên làng Bát Tràng đã có trong sử sách của nhà nước phong kiến, đồng thời cũng nổi tiếng về nghề làm gốm. Chắc chắn, trước đó phải trải qua thời gian rất dài để tồn tại và phát triển.
“Bạch Thổ Phường” nghĩa là phường đất trắng được tiền nhân người Bát Tràng ngày nay chọn làm nơi mở lò lập làng, sản xuất gạch gốm cho nhà nước. Vì vậy, làng Bát Tràng có lịch sử nghề và lịch sử làng gắn chặt với nhau.
Sản phẩm làng gốm Bát Tràng rất phong phú, đa dạng tuy cùng chất liệu là đất nung, nổi tiếng hơn cả là gạch và gốm.
Gạch Bát Tràng là thương hiệu nổi tiếng trước gốm. Nhiều ca dao của người Việt đã ghi nhận:

“Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”

Gạch Bát Tràng còn hiện hữu trong các công trình kiến trúc của hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đình, Đền, Chùa, Miếu, Hồ, Giếng của các làng xã Việt Nam trong cả nước. Nhiều nhất là tại kinh thành Huế và các lăng tẳm vua nhà Nguyễn.

Cùng với gạch Bát Tràng, đồ gốm Bát Tràng cũng nổi tiếng trong cả nước và quốc tế. Gốm bát Tràng có nhiều kiểu dáng, chủng loại, kích thước, phân loại theo chức năng như sau: đồ thờ cúng có lư hương, chân đèn, chân nến, phù hương, nậm rượu, chóe…Đồ gia dụng có bát, đĩa, ấm chén, vò, lọ, chậu…Gốm Bát Tràng được sản xuất bằng tay trên bàn xoay thủ công, kiểu be trạch do đó xương gốm dày. Sau này với kỹ thuật in trên khuôn gỗ và đổ dót vào khuôn thạch cao. Với dòng men cổ như men lam, nâu, rạn đặc trưng cùng các họa tiết trang trí như: hoa, lá, dây, chim muông phù hợp với từng loại sản phẩm. Dòng gốm cổ Bát Tràng được lưu giữ và trưng bày tại nhiều bảo tàng trong nước và quốc tế, được giới chơi đồ cổ sưu tập, sở hữu và rất có giá trên thị trường.

Giới thiệu về làng gốm Bát Tràng

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng từ xa xưa được lựa chọn làm cống phẩm sang phương Bắc.

Với hàng ngàn năm tên tuổi, gốm sứ Bát Tràng không còn xa lạ với người dân trong nước va cả thị trường nước ngoài. Ngày nay làng nghề Bát Tràng đã chuyển sang một phát triển mang đỉnh cao mới. Gốm sứ Bát Tràng đã xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Hơn 50 công ty và gần 700 hộ gia đình đều tham gia sản xuất kinh doanh gốm sứ. Có doanh nghiệp một năm xuất khẩu doanh thu đạt 1 triệu USD. Hiện nay làng nghề Bát Tràng được chú trọng phát triển bên cạnh nghề gạch, gốm thì nó còn là một làng nghề du lịch, một địa điểm du lịch mới mẻ hấp dẫn du khách trong nước và thập phương. Cùng với những chính sách khai thác và phát triển hạ tầng du lịch, Bát Tràng dần thay đổi được diện mạo mới, chất lượng cuộc sống con người nơi đây được tăng cao. Và giúp cho thương hiệu Bát Tràng đi xa hơn và rộng hơn trên khắp mọi miền thế giới.

Giới thiệu đôi nét về nghề gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi kép, phản ánh nghề thủ công: nghề gốm và địa danh, địa chỉ nơi ngành nghề, người thợ thủ công hành nghề đó cư trú: Bát Tràng. Huyện Gia Lâm. Hà Nội. Theo các thư tịch cổ thì nghề gốm xuất hiện ở Bát Tràng từ thế kỉ XV,  Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội). Thăng Long trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước, do nhu cầu phát triển của kinh thành nên nhiều thương nhân, thợ thủ công các nơi tìm về Thăng Long để lập nghiệp. Thăng Long ngày càng mở mang và phát triển , một loạt các làng ven đô cũng dần phát triển kinh tế, trong đó có làng Bát Tràng. Do gần kinh thành lại nằm bên bờ sông Hồng, Bát Tràng có điều kiện giao thông thuận lợi để phát triển công thương nghiệp, đặc biệt ở vùng này lại có nhiều đất sét trắng. Theo người dân Bát Tràng, ngày xưa ở đây có 72 gò đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là “cái sân lớn”, là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ “Kim-金” ví với sự giàu có, “本-bản” có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu “có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc”. Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.

Bát Tràng là một làng gốm lâu đời, nổi tiếng, có nhiều truyền thống văn hóa, vừa mang những sắc thái cộng đồng chung của làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ, vừa phản ánh những nét đặc thù của nghề gốm. Ở làng gốm này, mọi lứa tuổi đều có công ăn việc làm, ít thấy trẻ em chạy ngoài đường, hoặc trai tráng ngồi chơi bê tha, các cụ già giỏi nghề, làm việc suốt ngày bên bàn tạo mẫu, hay bên lò nung đang rừng rực lửa. Phụ nữ thì vuốt gốm, phơi gốm, vào lò… mỗi công đoạn sản xuất đòi hỏi nhiều thao tác, người thợ cần có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Sản phẩm của người Bát Tràng là kết tinh của sức lao động cần cù, sự khéo tay và đầu óc thẩm mỹ. Bằng mọi cách giữ lấy nghề và di sản quý của cha ông. Từ nền tảng đó họ ra sức sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm gốm là những tác phẩm nghệ thuật tinh túy và sống động

Giới thiệu quy trình làm gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng có các dòng men riêng từ loại men ngọc cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu. Những sản phẩm không chỉ đẹp chất lượng mà còn đa dạng từ đồ gốm gia dụng như các loại bát đĩa, chậu hoa, âu… hay đồ gốm dùng làm đồ thờ cùng đồ trang trí mô hình nhà, long đình…

Tất cả các loại hình sản phẩm đều được chế tác tinh xảo theo một quy trình nghiêm ngặt cùng với tay nghề của những người dân dày dạn kinh nghiệm. Để có được một sản phẩm gốm sử hoàn chỉnh cần phải trải qua ba quy trình chính.

Đầu tiên là quá trình tạo cốt gốm bao gồm các công đoạn chọn đất, xử lý, pha chế đất, tạo dáng, phơi sấy và sửa hàng mộc.

Giới thiệu về quy trình làm gốm Bát Tràng

Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng

Tiếp theo đó là quá trình trang trí hoa văn và phủ men cũng gồm các bước nhỏ như chế tạo men, tráng men và sửa hàng men. .

Giới thiệu về quy trình làm gốm Bát Tràng

Công đoạn phơi gốm Bát Tràng

Cuối cùng là quá trình nung, người làm gốm sẽ phải chuẩn bị lò nung, bao nung, nhiên liệu sau đó chồng lò lên rồi vào bước đốt lò.

Sản phẩm làng gốm Bát Tràng

sản phẩm ấm chén Bát Tràng

Với những giới thiệu chung về làng nghề gốm sứ Bát Tràng, những ai muốn tìm hiểu khi đọc xong có thể hiểu hơn quá trình hình thành làng nghề gốm sứ, quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng, địa chỉ làng gốm Bát Tràng để từ dó biết nâng niu và quý trọng cũng như tự hào và giới thiệu với bạn bè trong nước và ngoài nước về thương hiệu gốm sứ Bát Tràng, để từ đó càng làm cho làng nghề vươn lên tầm cao mới, nhiều người sẽ biết đến Bát Tràng và cảm thấy tôn trọng nước Việt Nam hơn, và đưa thương hiệu gốm sứ Bát Tràng – Việt Nam sánh vai với gốm sứ các nước trên thế giới.

Vài nét về nghệ nhân Tô Thanh Sơn làng Gốm Bát Tràng Hà Nội.

Tô Thanh Sơn là nghệ nhân ưu tú của làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Ông là người được ví thu cả vũ trụ vào một cái chén nhỏ.

Gốm Bát Tràng giới thiệu về nghệ nhân Tô Thanh Sơn

Những tác phẩm được ví von là “thu nhỏ cả vũ trụ’ của nghệ nhân Tô Trung Sơn

Nghệ nhân Tô Thanh Sơn nằm trong 4 nghệ nhân Bát Tràng gồm: “Độ – Thắng – Lợi – Sơn”. Nếu như NNND Trần Độ nổi tiếng với việc phục chế các dòng gốm cổ của Thăng Long thì cố NNND Vũ Đức Thắng được biết tới với kỹ thuật phủ men chồng màu độc đáo và là người thành lập bảo tàng tư nhân Hồn Đất Việt.

NNƯT Vương Mạnh Tuấn với sản phẩm ấm Tử Sa độc đáo, đòi hỏi kinh nghiệm khắt khe về nghề… Hòa trong dòng chảy chung làm nên thương hiệu của làng nghề Bát Tràng, NNƯT Tô Thanh Sơn – người tạo ra dòng men rạn từ xương gốm.

Gốm Bát Tràng giới thiệu về nghệ nhân Tô Thanh Sơn

Tô Thanh Sơn được nhà nước phong tặng nghệ nhân ưu tú

Với kinh nghiệm và tâm huyết nghề gốm nhiều năm, ông đã cho ra đời vô số những sản phẩm gốm Bát Tràng được người sử dụng tin tưởng như đồ thờ, ấm chén, bát đĩa,… bằng gốm Bát Tràng. Ông còn có phòng trưng bày gốm riêng của mình với những tác phẩm bình, lọ, lư hương, tượng phật,…

Ông còn được mọi người biết đến khi được đặt hàng đặc biệt ở khu Thái Miếu – Lam Kinh – Thanh Hóa. Không những thế, ông còn là người lưu giữ những sản phẩm gốm men rạn bị thất truyền thế kỉ XIX. Sự đam mê với nghề của ông còn được nhà nước ghi danh và phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú của làng gốm Bát Tràng.


Mọi thắc mắc, xin liên hệ Hiền Hồ: (098) 989.1986 hoặc để lại tin nhắn liên hệ để nhận được sự hỗ trợ từ nhân viên chăm sóc khách hàng trực tuyến.