Trải qua bề dày gần 1000 năm lịch sử, làng nghề Bát Tràng đã trở thành nét đẹp văn hóa của đất Việt, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Hãy cùng Xưởng Gốm Bát Tràng Hải Phòng tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống nơi vùng đất Bắc Bộ – cái nôi của nền văn hóa Việt.
Làng gốm Bát Tràng thuộc hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, cách nội thành Hà Nội hơn 10km về phía Đông Nam.
Làng Bát Tràng nổi tiếng với mặt hàng gốm sứ bền đẹp cùng chất lượng sản phẩm bậc nhất. Không những vậy, đây còn là địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Theo Hán tự, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là “cái sân lớn”, là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ “Kim – 金” ví với sự giàu có, “本 – bản” có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu “có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc”. Ngày nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.
Trong sử sách ghi lại, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thế kỉ XIV – XV, đứng đầu là 5 dòng họ nổi tiếng: họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm ở làng gốm Bồ Bát, tỉnh Ninh Bình. Đây là những người nghệ nhận làm gốm giỏi nhất theo vua Lý Thái Tổ về kinh thành Thăng Long để xây thành và làm các vật phẩm sinh hoạt. Về sau, 5 dòng họ này đã kết hợp lại với nhau để sản xuất đồ gốm, từ đó lập nên làng gốm Bát Tràng.
Làng gốm Bát Tràng từ bao đời vẫn luôn duy trì và phát triển nghề làm gốm truyền thống, trở thành biểu tượng văn hóa nghìn năm của dân tộc Việt. Bát Tràng không chỉ nổi tiếng về gốm sứ mà còn độc đáo bởi đôi bàn tay tài hoa tạo ra nghệ thuật của những nghệ nhân làng nghề Bát Tràng, đưa nét đẹp văn hóa Việt vươn xa khắp năm châu.
Tham khảo thêm:
FanPage: Facebook
Sản phẩm gốm Bát Tràng Tô Thanh Sơn: Sản phẩm