• Sản phẩm bán lẻ

Gốm Bát Tràng bình gốm thiên nga – báu vật tìm thấy từ đại dương

Gốm Bát Tràng bình gốm thiên nga – báu vật tìm thấy từ đại dương

Gốm Bát Tràng bình gốm thiên nga – báu vật tìm thấy từ đại dương

Gốm Bát Tràng “Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga” – bảo vật quốc gia – được tìm thấy khi khai quật tàu cổ bị đắm ở biển Cù Lao Chàm.

Gốm Bát Tràng bình gốm thiên nga – báu vật tìm thấy từ đại dương

Tác phẩm được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012, được trưng bày cùng bộ sưu tập gốm tàu cổ Cù Lao Chàm, thế kỷ 15 tại khu “Triều Lê – Mạc (1427-1788)” trên tầng 2, Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Theo Hồ sơ di sản của Cục Di sản văn hóa, bình là hiện vật gốm có kích thước lớn nhất trong bộ sưu tập độc bản được khai quật ở tàu đắm Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam năm 1999-2000. Sản phẩm phản ánh đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật chế tạo đồ gốm thời Lê sơ, tiêu biểu cho đồ gốm xuất khẩu của Việt Nam. gốm bát tràng

Bình dáng cao, vai phình, thân thuôn, nhỏ dần xuống đáy, tạo sự thon thả, thanh thoát, thể hiện nét đặc trưng trong kỹ thuật tạo hình gốm men thời Lê sơ. Trên nền men trắng, họa tiết được vẽ bằng nét màu lam đậm nhạt tinh tế. Cổ bình là những băng hoa cúc dây, sau đó đến những băng cánh sen trong lòng cuộn vân mây cách điệu. Thân bình khắc họa phong cảnh đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với cánh đồng, cây tre, cây cỏ. Tiếp đến là băng sóng nước và vân mây. gốm bát tràng

Điểm đặc biệt của bình gốm là sự xuất hiện của bốn con thiên nga trong những hoạt động khác nhau: bay, kêu, ngủ và kiếm mồi, tượng trưng cho Phi – Minh – Túc – Thực – đề tài quen thuộc trong họa tiết trên đồ gốm sứ xưa. Thiên nga giang cánh bay (phi) thể hiện sự tự do, thăng tiến. Con đang vươn cổ kêu (minh) ngụ ý về tương lai tươi sáng, tiền đồ rộng mở. Chim rúc đầu ngủ (túc) biểu tượng sự nghỉ ngơi, sung túc. Con đang kiếm ăn (thực) tượng trưng sự ấm no, giàu có. Đây là cách chơi chữ của người xưa, mượn hình ảnh, từ đồng âm để gửi gắm ước nguyện về tiền đồ tương lai xán lạn, cuộc sống giàu có, no đủ. gốm bát tràng

Bình gốm Bát Tràng tác phẩm từ đại dương

Bình gốm có đường kính miệng 23,8 cm, đường kính đáy 25,8 cm, chiều cao 56,5 cm. Công chúng có thể chiêm ngưỡng bảo vật qua hình ảnh 3D trên website của bảo tàng.

Theo tài liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bình là đại diện tiêu biểu cho dòng gốm men trắng vẽ lam, thường gọi là gốm hoa lam, xuất hiện từ thời Trần thế kỷ 14 và phát triển liên tục cho tới nay.
Bình được sản xuất tại làng gốm Chu Đậu (nay thuộc xã Thái Tân, Nam Sách, Hải Dương) – một trong những trung tâm sản xuất gốm lớn nhất cả nước, ra đời từ thế kỷ 14 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 15,16. Nơi đây chuyên sản xuất gốm cao cấp, phục vụ tầng lớp quý tộc và xuất khẩu nước ngoài. Đề tài trang trí thoát khỏi khuôn mẫu của đề tài kinh điển Trung Hoa, được thể hiện phóng khoáng, sáng tạo, đậm chất dân gian, hồn quê đất Việt, đặc biệt là vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Minh Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh Thành – cho rằng bình được sản xuất từ lò quan Thăng Long. Những cuộc khai quật ở Hoàng thành Thăng Long đã tìm thấy rất nhiều những mảnh gốm có hoa văn tương tự. gốm bát tràng

Tiến sĩ Phạm Quốc Quân – Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia – nhận xét ngoài tính chất cung đình, bình có kích thước lớn nhất trong hệ thống đồ gốm thời Lê sơ. “Nó hoàn hảo về men và thể hiện trình độ nung”, ông nói.

Bình gốm Bát Tràng tác phẩm từ đại dương

Bình hoa lam vẽ thiên nga (trái) trưng bày bên bộ sưu tập gốm tàu cổ Cù Lao Chàm tại bảo tàng. Thời điểm phát hiện, con tàu nằm ở độ sâu 70-72 m dưới biển. Phần thuyền còn lại dài 29,4 m, rộng 7,2 m. Việc khai quật được tiến hành trong 3 năm (1997-2000) với 240.000 hiện vật được trục vớt

Theo ông, nghệ nhân thể hiện sự tài tình trong việc quan sát mọi tư thế, quy trình vận động của thiên nga. Bộ lông, đôi mắt, mỏ chim… được khắc họa theo lối vẽ công bút (lối vẽ chi tiết, sát với thực tế). Phong cảnh được vẽ theo lối phóng bút (phóng khoáng, sáng tạo). Bình sử dụng men lam coban (lam hồi), tạo ra nét vẽ độc đáo.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến – Nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia – bình gốm được gọi là thiên nga vì trang trí nổi bật là bốn con thiên nga. “Một trong những giá trị nổi bật của chiếc bình là sự độc bản. Theo thỏa thuận với các chuyên gia nước ngoài khi khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm, những đồ vật quý, độc bản sẽ thuộc sở hữu của nước ta. Chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga này nằm trong số những hiện vật độc bản đó”. gốm bát tràng

Trong cuốn 2.000 năm gốm Việt Nam, gốm hoa lam xuất hiện từ thế kỷ 14, phát triển mạnh vào thế kỷ 15 và được xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á với nhiều loại hình sản phẩm đặc biệt. Loại sản phẩm gốm hoa lam giai đoạn đầu là ấm, ang, bát, bình, đĩa, hộp… vẽ trúc, hoa sen, cúc… Theo nhiều tài liệu công bố ở Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản…có thấy nhiều loại hình gốm hoa lam. Đặc biệt, hiện Bảo tàng Topkapi Saray ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trưng bày chiếc bình hoa lam có dòng minh văn ghi rõ năm và nơi sản xuất: “Đại Hòa bát niên, tượng nhân Nam Sách châu, Bùi thị hý bút” (Nghệ nhân họ Bùi ở châu Nam Sách vẽ vào năm Đại Hòa 8 (1450)).

 

Tham khảo thêm sản phẩm gốm Bát Tràng:

FanPage: Facebook

Sản phẩm gốm Bát Tràng Tô Thanh Sơn: Sản phẩm

Bình luận

bình luận